Đau răng và bệnh về răng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Trên thực tế, những chiếc răng đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống. Trong dân gian có câu "thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng". Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,... Bài viết sau xin giới thiệu một số phương thuốc dân gian trị đau nhức răng hiệu quả. - Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5 - 10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. Hoặc lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức.
- Lá trầu không: Khoảng 10 lá tươi, cắt nhỏ, thêm một bát nước sạch, sắc nhanh (20 phút) lấy nước ngậm mỗi khi đau răng, mỗi lần ngậm 5-10 phút. Ngày 5-10 lần. Với cách này có thể dùng để chữa bệnh nha chu viêm.
- Quả vải phơi khô 20g, rễ lá lốt 20g, đổ một bát nướcsắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày.
- Vỏ thân cây ruối: Lấy vỏ tươi cây ruối (một cây dùng làm cảnh hoặc làm bờ dậu) đem cắt thành miếng nhỏ, thêm nước, sắc đặc, lấy nước sắc để ngậm khi răng bị đau nhức. Ngày ngậm nhiều lần, mỗi lần ngậm 10-20 phút. Sau mỗi lần lại súc miệng sạch.
- Vỏ thân cây sao đen (Hopea odorata Roxb.), họ dầu (Dipterocarpaceae): lấy vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi đem sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức. Qua thực tế thấy rằng, khi phối hợp giữa hai vị thuốc này, tác dụng giảm đau nhanh hơn, tốt hơn.
- Rượu có nồng độ ethanol khoảng 30-35 độ. Ngâm 10-15 ngày là có thể dùng để ngậm, còn nếu dùng ethanol dược dụng có nồng độ ethanol cao hơn thì dùng chiết, chấm vào chỗ răng bị sưng đau.
- Cúc áo (Spilanthes acmella L.), họ cúc (Asteracea), một cây thuốc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Lấy các hoa tươi của cây cúc áo, đem ngâm rượu với tỷ lệ 50g hoa ngâm với 300ml rượu trong 10-15 ngày, có thể lấy rượu này để ngậm, mỗi lần ngậm 10-15 phút. Ngày làm 5-10 lần. Sau đó súc miệng sạch.
- Tế tân, thạch cao đều 10g. Đem rễ tế tân rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành bột thô. Lấy hai thứ bột này ngâm với 100ml rượu trong 10-15 ngày. Lấy dịch chiết ngậm khi đau răng. Cách làm tương tự như vị cúc áo.
- Xuyên tiêu: Có thể dùng quả gần chín hoặc chín khô, cũng có thể dùng rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol dược dụng khoảng 60-70 độ với tỷ lệ, 1:5 (1 dược liệu, 5 ethanol). Nếu dùng dễ xuyên tiêu thì cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô. Sau khi ngâm 1-2 tháng, có thể chiết lấy dịch thuốc, dùng tăm bông tẩm thuốc rồi chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau.
- Đinh hương: Dùng nụ hoa khô của cây đinh hương, đem tán dập rồi tiến hành ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm tương tự như vị xuyên tiêu.
- Vỏ thân cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g, sắc lấy nướcđặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối.
- Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột, trộn với một ít dấm thanh, chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và có thể ngủ được.
- Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần.
- Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 - 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày chấm thuốc 3 - 5 lần.
SKNCT (sưu tầm)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét