Một số vùng quê ở nước ta gọi là cỏ hôi, cỏ thúi địch (đừng nhầm với cây thúi địch hoang). Tên khoa học Ageratum conysoides. Mọc rất nhiều ở bãi ruộng hoặc ven sông rạch. Thân thảo, lá đơn có răng cưa, lông tơ rất nhiều, về mùa thu trổ hoa nhỏ màu tím xanh, khi già lá tím thẫm.
Đặc biệt, cây hoa cứt lợn (vì mùi hoa và lá hôi như phân lợn) tiết ra tinh dầu gồm các hoạt chất geratocroen, cadinen, cariophille cùng một số hoạt chất khác. Đây là những vị thuốc quý.
- Bệnh nhân viêm xoang, viêm mũi luôn khịt khạc, chảy nước mũi kinh niên (trẻ từ 3-10 tuổi), phụ nữ bị dị ứng thời tiết: Dùng 50gr cây hoa cứt lợn tươi rửa sạch (mua ở các sạp bán thuốc xông tại chợ), giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng bông tẩm mỗi lần một muỗng, ngày 2 lần, liên tục 7 ngày.
Ngoài ra, cây cứt lợn còn dùng trị các bệnh khác như:
- Người cao tuổi cảm cúm, ho khi trở trời: Mua nồi xông gồm lá mã đề, rễ tranh, lá bưởi, khuynh diệp, sả và 300gr hoa cứt lợn. Nấu trong 2 lít nước, sôi 20 phút. Xông khoảng 15 phút. Tinh dầu hoa cứt lợn sẽ giúp thông đường hô hấp, toát mồ hôi, giải độc, khỏe hẳn, dứt ho, sốt.
- Ăn nhằm thức ăn ôi thiu, bị kiết lỵ, người cao tuổi thiếu men vi sinh, đại tràng bị viêm đi tiêu chảy, mất nước: Hoa cứt lợn thái lát mỏng, sao vàng, nấu với 1 lít nước còn 250ml, uống khi khát, liên tục 5 ngày.
- Phụ nữ bị gàu, rụng tóc nhiều: 250gr hoa cứt lợn rửa sạch nấu với 10gr hà thủ ô trong 0,5 lít nước. Sau khi sôi 10 phút, gội đầu, xong lau khô, chải tóc với 1 muỗng canh nước cốt chanh. Tóc trơn mượt, bóng và sạch gàu, sảng khoái thần kinh sau vài lần gội.
Đông y sĩ Kiều Bá Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét