Khi truy cập các dịch vụ trên Internet, bạn nên thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ tài khoản tránh các rủi ro thất thoát thông tin, dữ liệu ngoài ý muốn.
Một trong những cách tốt nhất và dễ làm nhất để bảo vệ tài khoản trên mạng của bạn là tạo ra một mật khẩu đủ mạnh. Tuy nhiên, nói luôn dễ hơn làm. Ngồi nghĩ ra một mật khẩu dài và khó đoán là điều không hề dễ dàng đối với người dùng, nghĩ ra nhiều mật khẩu đối với nhiều trang khác nhau lại càng khó khăn hơn nữa.
Đối với mật khẩu email, khi đăng ký tài khoản Yahoo!, Gmail thì có sẵn công cụ đánh giá password. Nếu người dùng tạo password “yếu”như trùng tên đăng nhập, password toàn số thì sẽ có khuyến cáo, thậm chí không chấp nhận cho bạn đăng lý tài khoản. Tiêu chí password mạnh ở đây chỉ là độ dài, không trùng tên đăng nhập, có chữ và số và nên có các ký tự đặc biệt như @, #, $… và phải đạt được những tiêu chí cụ thể như sau:
Đầu tiên, tổng số ký tự phải ít nhất là 8 nhưng không nên quá dài vì khó nhớ, nên giới hạn ở 16 ký tự mà thôi. Thành phần của password phải chứa đủ chữ cái (chữ thường và chữ hoa), số, ký tự đặc biệt. Trong đó ký tự đặc biệt được đánh giá cao nhất.
Thứ 2, cách sắp xếp các ký tự cũng là yếu tố rất quan trọng vì các chương trình dò tìm password thường bắt đầu với thư viện từ ngữ. Chỉ cần dùng một từ ngữ có nghĩa bạn sẽ dễ dàng bị “bắt bài” ngay, ngoài ra người ngoài nhìn cách bạn gõ password cũng sẽ đoán ra. Tôi xin nêu cụ thể cách xếp password mạnh:
Bạn cũng không nên đặt 2 ký tự là chữ cái, số đứng gần nhau, chữ cái có thể cạnh nhau nhưng nên để dưới hình thức chữ hoa xen kẻ chữ thường, ví dụ Sa1g0n (có cả chữ và số); không nên không lặp lại chữ, số. Với password tối đa 16 ký tự, bạn không có lý do gì để chọn chữ, số… trùng nhau trong password của mình cả.
Ngoài ra để đánh giá một password tốt theo các tiêu chí trên bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉhttp://www.passwordmeter.com để thử độ mạnh của password. Nếu đạt 100% và không bị trừ điểm nào nghĩa là mật khẩu thật sự chắc chắn và an toàn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét