1. Chia sẻ màn hình với Screenleap qua Gmail
Sau khi cài đặt Screenleap cho Gmail, bạn có thể bắt đầu hoạt động chia sẻ màn hình từ Gmail, bắt đầu bằng việc chọn biểu tượng màu xanh lá cây của Screenleap hoặc nút Share Screen hiển thị trên thanh thông báo Gmail trên đầu của trang email, trong bản nháp email, danh sách bạn bè trên Gtalk hoặc Hangouts, hoặc ngay trong cửa sổ chat đang mở.
Screenleap là một phần mở rộng của Chrome, yêu cầu máy tính phải được cài đặt môi trường Java để có thể hoạt động. Sau khi khởi động, một hình chữ nhật màu xanh lá cây và một liên kết để chia sẻ sẽ xuất hiện. Bạn có thể hiệu chỉnh kích thước hình chữ nhật, sau đó di chuyển nó đến vị trí muốn chia sẻ. Qua cửa sổ điều khiển Screenleap, bạn có thể mở rộng để chia sẻ toàn bộ màn hình, tạm dừng hoạt động chia sẻ, hoặc chặn việc chia sẻ... Cửa sổ nhỏ này cũng cho thấy có bao nhiêu người đang xem màn hình chia sẻ của bạn.
Nói chung, liên kết chia sẻ sẽ cho phép người nhận có thể truy cập để xem màn hình của bạn. Bạn cũng có thể tạo một mật khẩu truy cập với 9 chữ số hiển thị trong cửa sổ trình duyệt, để xem thông qua trang chủ screenleap.com.
Màn hình xem có thể được chia sẻ trên điện thoại Android với chất lượng rất tốt, độ trễ không đáng kể.
Screenleap sẽ đề nghị bạn tiến hành ngăn chặn việc chia sẻ tự động nếu không có bất kỳ người xem nội dung nào trong vòng 15 phút.
Screenleap cũng có sẵn dưới dạng một phiên bản gắn trực tiếp vào Chrome thay vì thông qua Gmail tại địa chỉ http://tinyurl.com/o8x6yx9. Phần mở rộng này trang bị các tính năng nâng cao như chia sẻ trình duyệt, chụp ảnh màn hình, lưu trữ đám mây ảnh chụp màn hình... Đặc biệt, bạn có thể khởi động Screenleap và chia sẻ màn hình của mình từ trang chủ của dịch vụ mà không cần bất kỳ phần mềm mở rộng trình duyệt nào, và cả 2 đều làm việc giống như trên Gmail.
2. Chia sẻ màn hình với Hangouts trên Google+
Nếu không quan tâm đến việc cài đặt thêm một add-on trình duyệt, và nếu bạn và bạn bè đã sử dụng Google+, một cách tốt hơn để chia sẻ màn hình là nhúng chúng vào Google+ Hangouts. Nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi người cần phải cùng đăng nhập vào Hangout, tuy nhiên, ưu điểm là bạn có thể thực hiện thông qua nhiều trình duyệt và thiết bị khác nhau.
Khi ở trong Hangout, hãy mở rộng menu bên trái và tìm kiếm các lựa chọn Screenshare. Khi bạn bấm vào nó, một cửa sổ với tất cả các màn hình máy tính sẽ xuất hiện, bao gồm cả lựa chọn chia sẻ toàn màn hình. Hãy chọn màn hình bạn muốn chia sẻ và bấm nút Start Screenshare.
Màn hình lựa chọn sẽ được hiển thị bên trong Google Hangouts. Để ngừng chia sẻ, bạn bấm vào nút Screenshare nút trong thanh bên.
3. Xem màn hình của bạn bè với QuickScreenShare
Trong nhiều trường hợp, bạn cần một công cụ để xem màn hình của một người bạn thay vì hiển thị màn hình của mình. QuickScreenShare thực sự là một lựa chọn sáng giá cho phép bạn có thể làm điều này, chạy từ bất kỳ trình duyệt nào mà không cần một hoạt động cài đặt nào cả.
Chỉ cần truy cập trang web tại địa chỉ http:// quickscreenshare.com/, chọn những gì bạn muốn chia sẻ, nhập tên của mình, bấm Start và chọn OK tất cả các lựa chọn, liên kết chia sẻ sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần gửi liên kết này đến người được chia sẻ. Khi được người phía bên kia chấp nhận, màn hình của họ sẽ được chia sẻ, hoặc ngược lại.
QuickScreenShare là một chương trình sử dụng kết nối peer-to-peer không thông qua máy chủ của bên thứ ba, do đó nó có thể không làm việc trong một số môi trường thiết lập an ninh cao.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét