Có thể điều trị viêm túi mật cấp bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người.
Nội khoa
Nghỉ ngơi hoàn toàn, chườm nước đá vùng túi mật.
Chế độ ăn uống: Những ngày đầu uống nước cháo, chè đường, sữa về sau chế độ ăn lỏng, súp, cháo, nước hoa quả.
Thuốc:
- Chống co thắt, giảm đau:
+ Atropin l/2mg x 1 ống tiêm dýới da/24 giờ.
+ Papaverin 0,l x 1 ống tiêm bắp/24 giờ.
+ Tránh dùng thuốc phiện.
- Thuốc kháng sinh: Nên dùng loại kháng sinh phổ rộng:
+ Teramyxin (lọ 0,25) tiêm tĩnh mạch chậm 2 – 4 lọ/24 giờ
+ Ampixilin (lọ 500mg) tiêm tĩnh mạch chậm 2 – 4 lọ/24 giờ
+ Cephaloridin (lọ 500mg) tiêm bắp 2 – 4 lọ/24 giờ
Phối hợp một trong những kháng sinh sau:
+ Chloramphenicol (lọ lg) tiêm bắp, nhỏ giọt tĩnh mạch 1 – 41lọ/24h
+ Colimtixin (lọ 1 triệu Đv) tiêm bắp 2 – 4 lọ/24 giờ.
+ Gentamyxin (ống 40mg) tiêm bắp 2 – 4 ống/24 giờ
Nếu có suy thận phải giảm liều 1/2 colimixin, gentamixin.
- Điều chỉnh nước, điện giải bằng truyền dịch: Mặn, ngọt đẳng trương.
Điều trị ngoại khoa
Mổ cấp cứu
- Viêm phúc mạc
- Dọa vỡ, thủng túi mật
- Túi mật hoại tử, mưng mủ.
Các trường hợp khác có nhiều trường phái khác nhau
- Có quan điểm mổ sớm tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp. (nguy cơ có khi viêm túi mật không sỏi cũng bị cắt túi mật)
- Có quan điểm mổ vào ngày thứ 3 – 7 vì để theo dõi. (Nguy cơ viêm túi mật hoại tử âm ỉ do kháng sinh gây dính), sau khi xác định rõ hết triệu chứng cấp mới tiến hành mổ.
(Theo Benhhoc)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét