Theo y học cổ truyền thì nguyên nhân cơ chế bệnh sỏi mật và biện chứng luận trị cơ bản không khác với viêm túi mậ Đông y gọi là Đởm Thạch Chứng.
Sỏi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ở hệ thống túi mật (túi mật, ống mật). Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏi mật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật.
Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, tính chất, kích thước to nhỏ và biến chứng của bệnh. Có thể do trạng thái tinh thần kích động, chế độ ăn uống (ăn nhiều chất nóng, uống rượu…), thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường ảnh hưởng nhiều đến cơn đau tái phát. Diễn tiến bệnh có thể chia làm 2 thời kỳ: phát cơn đau và ổn định.
1-Thời kỳ phát cơn đau: bệnh phát đột ngột, rất đau vù ng hạ sườn phải, cơn đau thắt kéo dài từng cơn nặng lên, đau xuyên lên vùng vai hoặc bả vai bên phải, ấn vào đau nhiều hơn (cự án).
Người bệnh sốt cao hoặc vừa hoặc kèm cơn rét, miệng đắng, họng khô, nôn, buồn nôn, hoặc da mắt vàng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng nhầy, mạch Huyền, Hoạt, Sác, điểm Murphy (+) hoặc cơ vùng bụng trên bên phải căng tức. Gan và túi mật to, đau nhiều sốt cao, hôn mê nói sảng, ngoài da có nốt ứ huyết, chảy máu cam… (thường kèm theo viêm túi mật).
2. Thời kỳ ổn định: vùng hạ sườn phải ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm ỉ có thể xuyên lên vai lưng từng cơn nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy, chán ăn, miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch Huyền. Thời kỳ này không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắc mật.
Sỏi mật theo thành phần có thể chia ra sỏi Cholesteron và sỏi Sắc tố mật.
Sỏi Cholesteron thường do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độ Cholesteron trong máu cao có quan hệ với sự hình thành sỏi. Sỏi sắc tố mật phần lớn do tế bào thượng bì rơi rụng trong viêm nhiễm đường mật, vi khuẩn, giun đũa hoặc trứng giun hình thành hạch tâm của sỏi.
Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào:
- Đau tức vùng bụng trên: thời kỳ phát cơn đau dữ dội vùng hạ sườn phải xuyên lên vai hoặc xuống bả vai, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ba ngày và có thể tái phát.
- Đau sườn: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn vào đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn, buồn nôn, nôn ra mật hoặc thức ăn.
- Khám ấn đau vùng túi mật, điểm Murphy dương tính.
- Nếu có tắc nghẽn thì da sẽ vàng, tiểu vàng, nếu nhiễm khuẩn thì sốt cao.
Siêu âm: có giá trị xác định chẩn đoán kích thước túi mật, số lượng sỏi, chính xác trên 90%.
Điều trị
Biện chứng luận trị
Về căn bản giống như viêm túi mật cấp và mạn tính.
Phép trị chủ yếu là: Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợi thấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị. Tùy theo bệnh tình mà chọn bài thuốc và gia giảm bài thuốc thích hợp.
Bài thuốc cơ bản: Uất kim, Hoàng cầm, Kê nội kim, Sinh đại hoàng (cho sau) đều 10g, Chỉ xác, Quảng Mộc hương, Nhân trần, Hổ trượng đều 15g, Kim tiền thảo 30g, Hải kim sa 20g, Sinh cam thảo 6g sắc uống ngày một thang.
Gia giảm: Vùng mạn sườn phải đau nhiều thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách. Hạ sườn có cục ấn đau thêm Tam lăng, Nga truật, Xích thược. Nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ. Nhiệt thịnh thêm Kim ngân hoa, Chi tử, Bồ công anh. Táo bón tăng lượng Sinh Đại hoàng.
Có triệu chứng hàn thấp bỏ Nhân trần, Hổ trượng, thêm Phụ phiến, Thương truật, Hậu phác, Trần bì. Trường hợp sỏi to, điều trị nội khoa đông tây y kết hợp không khỏi, tái phát nhiều lần nên chuyển sang điều trị ngoại khoa.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản
+ Đại Sài Hồ Thang điều trị sỏi mật kèm ngục đau, nôn khan, nôn, vai đau, táo bón nơi người béo, khoẻ.
Dùng bài này lâu ngày sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, trừ đau ngực và phòng tái phát sỏi mật.
+ Sài Hồ Quế Chi Thang: trị sỏi mật nơi người thể trạng trung bình kèm đau bụng nhẹ; dùng trong trường hợp sỏi túi mật và viêm túi mật.
+ Giải Lao Tán: trị sỏi mật mạn nơi người cơ thể suy yếu.
+ Tiểu Sài Hồ Thang: trị sỏi mật mạn nếu các chứng trạng kéo dài và sốt không dứt.
+ Thược Dược Cam Thảo Thang: làm giảm đau tại chỗ.
+ Đại Hoàng Phụ Tử Thang: làm giảm đau nặng. Bài thuốc này, vừa điều trị hàn vừa có tác dụng như thuốc nhuận trường.
Một số bài thuốc kinh nghiệm trị sỏi mật
+ Hoàng Kim Linh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Đại hoàng 5 ~ 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 ~ 20g, Uất kim 20 ~ 60g, Kim tiền thảo 20 ~ 40g, Kim ngân hoa 15 ~ 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 ~ 60g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch. Trị sỏi mật
Đã trị 34 ca, khỏi 24,chuyển biến tốt 9, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 97,1%.
+ Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ 15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏi ra hết, các triệu chứng đều khỏi.
+ Đởm Kinh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (12) 1987): Giáp châu (uống riêng) 6g, Uất kim 20g, Sài hồ, Bạch thược, Mộc hương, Huyền hồ sách đều 12g, Chỉ xác, Chi tử đều 10g, Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Kim tiền thảo, Hoa tiêu (uống với nước thuốc) đều 31g. Sắc uống.
TD: Thanh Can, lợi Đởm, trục ứ bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật đau quặn.
Đã trị 281 ca. Sau khi uống hết đau 251 ca (thường trong lúc bài tiết sỏi ra 97), không kết quả 30. Tỉ lệ giảm đau là 89,3%.
+ Đại Sài Hồ Thang Gia Vị (Tân Trung Y (6) 1979): Sài hồ 24g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 9g, Bạch thược 12g, Tửu quân (Đại hoàng chế với rượu) 10g, Sinh khương 9g, Đại táo 4 trái, Kim tiền thảo 31g, Uất kim 9g, Hải kim sa, Kê nội kim, Thạch vi đều 12, Hoạt thạch 24g, Chỉ xác 6g, Nhân trần 31g. Sắc uống.
TD: Thư Can hòa Vị, thanh nhiệt lợi thấp, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Lâm sàng điều trị đều có hiệu quả tốt.
+ Thư Can Lợi Đởm Thang (Bắc Kinh Trung Y (1) 1989): Sài hồ 19g, Xích thược, Bạch thược đều 15g, Phật thủ, Nhân trần đều 30g, Uất kim, Thạch hiện xuyên, Tiêu Sơn tra đều 20g, Diên hồ sách, Chỉ thực, Nhũ hương, Một dược, Lộc giác sương đều 10g, Đại hoàng (sinh), Thái bạch đều 6g. Sắc uống.
TD: Thư Can, lợi Đởm, lý khí chỉ thống. Trị sỏi mật.
Đã trị 50 ca, uống từ 1 đến 4 thang, tỉ lệ giảm đau là 98%.
+ Thanh Đởm Hành Khí Thang (Lương Kiếm Ba Phương): Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ (pháp) đều 10g, Mộc hương, Chỉ xác đều 5g, Đại hoàng, Uất kim, Hương phụ đều 10g, Nhân trần 20g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, tiêu viêm thanh nhiệt, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính.
+ Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Kim tiền thảo 30g, Lộ lộ thông 15g, Uy linh tiên, Cứu tất ứng đều 30g, Vương bất lưu hành, Nhân trần đều 15g, Thủ ô 30g, Sài hồ 5g, Chỉ xác 12g, Kê nội kim 9g, Đại hoàng (cho vào sau), Mang tiêu (hòa vào thuốc uống) đều 12g. Sau khi sắc, lấy 1 chén, thêm Mang tiêu và Kê nội kim vào trộn đều, uống lúc đói.
TD: Thư Can tả hỏa, thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống, Lợi đởm bài thạch. Trị sỏi mật.
Lâm sàng cho thấy bài này có hiệu quả cao.
+ Can Đởm Bài Thạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Sài hồ 10g, Bạch thược, Chỉ xác đều 15g, Cam thảo, Đương quy đều 10g, Kim tiền thảo 30g, Nhân trần 15g, Hậu phác, Đại hoàng, Xuyên luyện tử, Uất kim, Nguyên hồ đều 10g, Đảng sâm 15g. Sắc uống.
TD: Lợi Đởm, sơ Can, tiêu viêm chỉ thống, trục ứ bài thạch. Trị sỏi mật.
+ Sơ Can Lợi Đởm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Sài hồ, Chỉ thực, Trần bì, Mang tiêu, Nguyên hồ đều 10g, Hổ trượng căn, Ngân hoa, Kim tiền thảo, Nhân trần đều 30g, Đại hoàng (sinh), Uất kim, Xuyên luyện tử, Bạch thược đều 12g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống. Trị viêm túi mật kèm sỏi mật.
Đã dùng bài này trị trên 10 ca bệnh, không phải giải phẫu, bệnh nhân vẫn tiếp tục công tác hoặc lao động.
+ Đởm Đạo Bài Thạch Thang (Trung Tây Y Kết Hợp Trị Liệu Cấp Phúc Chứng): Kim tiền thảo 40g, Đại hoàng (sống), Nhân trần, Uất kim Chỉ xác đều 12g. Sắc uống. 1 tháng là một liệu trình, nghỉ 1 tuần lại tiếp tục.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi đởm, bài thạch. Trị sỏi mật do thấp nhiệt.
+ Bài Thạch Thang Ngũ Hiệu (Trung Tây Y Kết Hợp Trị Liệu Cấp Phúc Chứng): Kim tiền tảo 30g, Chỉ xác, Hoàng cầm, Mộ hương, Xuyên luyện tử đều 9g, Đại hoàng 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi đởm, bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm do sỏi (thể khí uất).
. Sau khi dùng bài thuốc này, có thể đau dữ dội hơn. Có thể là dấu hiệu sỏi bị tiêu ra, là dấu hiệu đặc trưng của việc bài thạch.
+ Bài Thạch Thang Lục Hiệu (Trung Tây Y Kết Hợp Trị Liệu Cấp Phúc Chứng): Chi tử, Chỉ xác, Diên hồ sách, Ddaị hoàng, Mộc hương đều 20g, Hổ trượng (hoặc cây Gai), Kim tiền thảo (hoặc Nhân trần) đều 40g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi đởm, bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm do sỏi (thể thấp nhiệt).
Kinh nghiệm của bệnh viện Tôn Nghĩa (Trung Quốc) cho biết bài thuốc này thích hợp với mấy trường hợp sau:
. Ống mật có sỏi, đường kính nhỏ hơn 1cm.
. Ống gan có sỏi 3cm, sau khi mổ xong còn sót lại.
. Sau khi dùng bài thuốc này, có thể đau dữ dội hơn. Có thể là dấu hiệu sỏi bị tiêu ra, là dấu hiệu đặc trưng của việc bài thạch.
+ Bài Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương q Thượng): Bạch mao căn,Đông quỳ tử, Hoạt thạch, Kim tiền thảo đều 30g, Biển súc, Cù mạch, Kê nội kim (sống), Xa tiền tử đều 16g, Lưu hành tử 18g, Ngưu tất 10g, Mộc thông 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch. Trị sỏi mật.
Bài này có tác dụng tốt đối với cơn đau sỏi mật, đường tiểu viêm cấp.
+ Tam Hoàng Bài Thạch Thang (BV Tôn Nghĩa – Viện Trung Y Thượng Hải): Chỉ xác 12g, Đại hoàng 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Mộc hương 12g. Sắc uống.
TD: Trị thấp nhiệt uất kết, sỏi ống mật.
+ Bạch Ngọc Hoá Đờm Thang (Trung Quốc Trung Dược Thành Dược Xử Phương Tập): Bạch phàn 90g, Uất kim 210g, Tán bột, làm viên. Ngày uống 16 – 20g với rượu nóng.
Hoặc dùng nước sắc Bạc hà, trộn thuốc bột làm thành viên. Ngày uống 8~12g.
Điều trị bằng châm cứu
Thể Châm
+ Huyệt chính: Can du, Đởm du, Nhật nguyệt (bên phải), Kỳ môn (bên phải).
Biện chứng chọn huyệt:
Khí trệ thêm Nội quan, Công tôn. Thấp nhiệt thêm Đại chùy, Khúc trì, Ngoại quan. Nhiệt độc thịnh thêm Đại chùy, Thập tuyên, Thủy câu, Quan nguyên.
Cách châm: sau khi đắc khí, vê kim vài phút, sau đó lưu kim 20-30 phút, bệnh nặng có thể lưu kim hơn 1 giờ, hoặc điện châm, kích thích mạnh, cách 10 phút về kim 1 lần. Thời kỳ phát cơn, ngày châm 1-2 lần, thời kỳ ổn định mỗi tuần 2-3 lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Can uất khí trệ: sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống. Châm Dương lăng tuyền, Chi câu, Kỳ môn, Thái xung, Nội quan, Trung quản, Thiên xu, Đởm nang huyệt.
Thấp nhiệt uẩn kết: thanh hoá thấp nhiệt, sơ lợi Can Đởm. Châm Kỳ môn, Nhật nguyệt, Chi câu, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Trung quản, Túc tam lý (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
+ Huyệt chính: Giao cảm, Thần môn, Đởm. Huyệt phối hợp: Can, Tá tràng.
Phương pháp: Chọn 2-3 huyệt, có phản ứng mạnh, kích thích mạnh, lưu kim 30 phút, ngày 2-3 lần hoặc dán hạt thuốc (Thường dùng hạt Vương bất lưu hành) vào huyệt ở tai. Người bệnh tự làm mỗi ngày nhiều lần, 3-7 ngày thay hạt thuốc (có thể dùng nhĩ hoàn), chọn huyệt thay đổi ở hai tai (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Can, Đởm, Hung chuỳ, Tỳ, Vị, Tam tiêu, Đại trường, Hành tá tràng, Bì chất hạ, Giao cảm (Bị Cấp Châm Cứu).
Thủy Châm
Huyệt chính: Đởm du, Trung quản, Túc tam lý, Đởm nang, mỗi lần chọn 1 -2 huyệt, mỗi huyệt chích dịch Đương quy hoặc Hồng hoa 5ml, hoặc 10ml glucose 10%, ngày 1-2 lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét