Phân tích bài “ Chiều tối “ - Hồ Chí Minh
I) Hoàn cảnh ra đời
Trong hơn 1 năm bị chính quyền TGT bắt giam, Bác đã bị giải đi giải lai qua gần 30 nhà lao, cứ sáng bị giải đi tối lại dừng chân ở nhà lao mới. Bài thơ “ Chiều tối “ cũng ra đời sau một lần chuyển lao như thê.
II) Phân tích
Hai câu đầu
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh chiều:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không “.
Trước mắt ta hiện lên 1 bức tranh chiều hài hòa, gợi cảm: một cánh chim mỏi bay về tổ, một chòm mây cô đơn lơ lửng bay ngang qua bầu trời…những hình ảnh thơ đậm chất Đường thi gợi cho ta nhớ đến những “quyện điểu “, “ cô vân “ đã từng “ đi đi về về “ trong văn học cổ:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
( Bầy chim cất cánh bay mất hút
Chòm mây cô đơn lơ lửng trôi ) – Lí Bạch
Hay “ Chim hôm thoi thót bay về rừng “ - Nguyễn Du
Hoặc “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi “ – bà huyện Thanh Quan
Ở đây miêu tả cảnh chiều Bác cũng dùng hình ảnh một cánh chim về tổ tuy nhiên cánh chim ko chỉ là một biểu hiện chỉ trời tối mà còn chứa đựng tâm trạng mệt mỏi sau một ngày vất vả kiếm ăn, phải chăng đó cũng là sự mệt mỏi của người tù sau một ngày đi đầy? Nếu vậy thì trong cánh chim vội vã về tổ kia dường như còn có 1 thoáng nỗi khao khát hơi ấm của sự đoàn tụ.
Cùng với cánh chim khung cảnh trời chiều càng gợi cảm hơn với hình cảnh chòm mây trôi nhẹ: “ Cô vân mạn mạn độ thiên không “. Câu thơ đẹp như 1 câu thơ Đường chính thống chỉ tiếc câu thơ dịch đã lam giảm đi rất nhiều vẻ đẹp Đường thi này. Hai chữ “ cô vân “ gợi nhơ những đám mây trắng bay ngàn năm trong thơ Lí Bạch, Thôi Hiệu. Ấn tượng nhất là sự láy âm đặc biệt của hai từ “ mạn mạn “ gợi cho ta nhơ tới một kiểu láy âm tương tự trong bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc lâu : “ Bạch vân thiên tải không du du “, những từ “ du du “, “ mạm mạn “ khi đọc lên nó gợi chất Đường thi mà không một tù ngữ nào có thể chuyển tải.
=> Với bút pháp chấm phá quen thuộc của thơ Đường, hai câu thơ đã vẽ nên 1 bức tranh chiều yên tĩnh hài hòa rất điển hình cho những cảnh chiều trong văn học cổ, cảnh thoáng đẹp nhưng đượm buồn bởi tâm trạng nhà thơ buồn, người buồn vì xa đồng bào, xa Tổ quốc, buồn vi mất tự do, nay lại gặp cảnh chiều muộn nơi núi thẳm , rừng hoang - cảnh ấy tình này vui sao được nhưng dẫu có thế thì cái nhìn cảnh vật cũng không hề u ám mà vẫn đày trìu mến thiết tha. Một cánh chim mỏi mệt, một chòm mây cô đơn đâu chỉ là mấy nét vờn vẽ của học sĩ mà ẩn trong đó là tình cảm yêu mến vô hạn con người dành cho thên nhiên. Con người đã thực sự hòa mình vào đất trời rộng lớn, cảm nhận cho đủ cho hết những trạng thái, linh hồn của cảnh vật.
Giữa khung cảnh chiều muộn vạn vật muốn trú ẩn nghỉ ngơi bỗng hiện ra 1 hình ảnh cô gái đang say xưa chuẩn bị bữa cơm chiều
“ Cô em xóm núi say ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng “
Vẫn nghe đâu đây dư vị của thơ Đường ở hình ảnh con người, nói 1 cách cụ thể trong thơ xưa con người vẫn thường xuất hiện:
“ Cô chu thôi lập công
Độc điếu hàm giang tuyết “
( Trên chiếc thuyền cô đơn ông già mang tơi đội nón
Một mình câu tuyết lạnh ) - Liễu Tông Nguyên
hoặc:
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà “ .
Tuy nhiên con người trong bài thơ này không phải là ngư - tiều – canh - mục thường thấy trong văn học cổ mà là người lao động cụ thể : một cô gái xóm núi đang xay ngô. Nhu vậy bức tranh trữ tình về cảnh trời mây ở hai câu thơ trên đã chuyển sang bức tranh sinh hoạt của con người - vừa là tâm điểm của bức tranh vừa làm cho khung cảnh sinh động hơn, ấm áp hơn.
Nghệ thuật láy âm vắt dòng ( Ma hoàn bao túc – Ma túc bao hoàn ) khiến cho câu thơ vừa có nhạc điệu, vừa giàu ý nghĩa. Một mặt nó gợi lên dáng vẻ uyển chuyển của một cô gái trong công việc, mặt khác nó miêu tả chính xác cái chuyển động vòng tròn của cối xay, khi công việc xay ngô kết htucs cũng là lúc trời tối, trời tối bếp lửa lại càng hồng lên. Như vậy trong bản nguyên âm không nói đến chữ “ tôi “ nhưng người đọc một cách tự nhiên vẫn cảm nhận được.
Trong một bài thơ Đường câu cuối, chữ cuối có cai trò hết sức quan trọng vì nó thâu tóm những đặc sắc nghệ thuật và nội dung tư tưởng của bài thơ. Chữ “ hồng “ kết thúc bài thơ “ Chiều tối “ có thể coi là đỉnh điểm cảm xúc, là nhãn tự của bài thơ vì:
Trước hết nó thể hiện tình cảm hàm xúc của ngôn ngữ, thơ Đường ko nói đến trời tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được trời tối vì trời có tối thi bếp lửa mới hồng lên.
Ánh lửa hồng không chỉ làm sáng lên ko gian u tối của rừng đêm, sáng lên khuôn mặt người phụ nữ và đặc biệt làm sáng lên tâm hồn nhà thơ, biết bao mệt mỏi nhọc nhằn của thân phận tù đầy dường như đều tiêu biến, tâm hồn Bác chỉ còn rung lên niềm vui với người lao động khi công việc đã kết thúc, hoàn thành.
Bài thơ “ Chiều tối “ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ HCM cổ điển và hiện đại, hiện thực mà cũng rất lãng mạn chữ tình.
Tuy nhien điều tuyệt diệu nhất mà bài thơ đem tới cho người đọc chính là sự vận động bất ngờ của tư tưởng và mạch cảm xúc. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời: một người tù cô đơn nơi đất khách quê người lại vừa trải qua một ngày đầy ải mệt nhọc – trong hoàn cảnh đó bài thơ đã rất có thể là một khúc ca ảo não thê lương nhưng thật bất ngờ bài thơ lại có sự vận động rất khỏe khoắn. Từ bóng tối đến ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui. Chữ “ hồng “ cuối bài thơ đã đưa bài thơ kết thúc theo kiểu vần thắng vút lên cao ( ý của Chế Lan Viên rong 1 bài bình thơ Bác ) sự vận động này là biểu hiện tuyệt vời của chất thép trong tâm hồn HCM. Không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chất thép cứ ngời ngời qua phong thái ung dung tự chủ, qua bản lĩnh kiên cường sẵn sàng vượt lên mọi thử thách gian lao.
III) Kết luận
“ Chiều tối “ - một bài thơ tức cảnh xinh xắn vừa tiêu biểu cho nét đẹp phong cách nghẹ thuật cổ điên, hiện đại trong thơ HCM lại vừa thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác: Một tâm hồn thisix dễ rung cảm với cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và một bản lĩnh chiến sĩ bất khuất, kiên cường trước những thử thách trái ngang của cuộc đời.
KĐH-ST
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét