Các chuyên gia định nghĩa nitrat là một ion hữu cơ, sinh ra một cách tự nhiên thông qua chu trình nitơ. Hợp chất nitrat được tìm thấy trong nước uống, đất và một số thực phẩm nhất định. Nitrat được sử dụng làm phân bón cho cây cỏ, để chúng có thể sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên, nitrat lại không cần thiết với con người. Không những thế, tiếp xúc quá nhiều với nitrat cũng dẫn đến một số rủi ro về sức khỏe. Do đó, chúng ta cần nhận biết những nguồn thực phẩm nào có chứa nhiều nitrat để phòng tránh.
Nước uống chiếm khoảng 21% trong tổng số hàm lượng nitrat mà trung bình một người hấp thụ thông qua chế độ ăn uống trong ngày. Nước giếng chính là một trong những nguồn có hàm lượng nitrat đặc biệt cao, vượt mức cho phép. Lượng nitrat này có thể đến từ các nguồn phân bón sử dụng trong nông nghiệp.
Cà rốt có hàm lượng nitrat thấp hơn các loại rau lá.
70% lượng nitrat mà cơ thể một người hấp thụ đến từ nguồn rau củ. Tuy nhiên, hàm lượng nitrat này chưa nhiều đến mức có thể gây độc hại cho sức khỏe con người. Một số loại rau có chứa nhiều nitrat tự nhiên nhất mà chúng ta nên hạn chế ăn bao gồm: súp lơ, rau bina, cải bắp, bông cải xanh, xà lách, cà rốt và củ cải đường.
So với các loại rau lá, rau củ có hàm lượng nitrat thấp hơn.
Thịt chiếm khoảng 6% trong tổng số hàm lượng nitrat có trong chế độ ăn của mỗi người. Natri nitrat được sử dụng như một chất bảo quản thịt để giữ màu và mùi vị. Các loại thịt có chứa nồng độ nitrat tương đối nhiều bao gồm thịt xông khói, giăm bông, thịt bò muối, lạp xưởng, cá hun khói và xúc xích.
Các loại thịt ướp muối cũng là những nguồn thực phẩm với hàm lượng nitrat cao mà chúng ta nên hạn chế ăn.
Một người trưởng thành khỏe mạnh có thể chịu được một lượng nitrat tương đối lớn mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nitrat đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Đây là đối tượng dễ bị nhiễm độc nitrat .
Trẻ nhỏ trước khi được 3 tháng tuổi không nên ăn các thực phẩm chứa nitrat. Ngoài ra, khi pha sữa cho trẻ, chúng ta cũng không nên sử dụng nước giếng vì đây là nguồn nước có nguy cơ chứa một hàm lượng nitrat khá cao.
Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo nên tránh uống nước hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều nitrat.
T.H (Theo Livestrong)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét