Bài viết hôm nay 2Cwebvn xin giới thiệu đến các bạn về cách kết nối đến cơ sở dữ liệu Mysql trong php, đây là bài viết rất cơ bản cho các bạn mới học và muốn xây dựng cho mình 1 website động. Bài viết như thế này thì trên mạng cũng có rất nhiều, nhưng mình đọc cũng không rõ ràng lắm, nên hôm nay mình viết bài này nhằm giới thiệu cho các bạn mới lập trình một cái nhìn cơ bản nhất khi kết nối đến cơ sở dữ liệu Mysql.
Đầu tiên ta vào phpmyadmin tạo cơ sở dữ liệu, ta mở Xampp server lên, sau đó lên web truy cập với đường dẫnhttp://localhost/phpmyadmin , nếu bạn chưa có Xampp Server thì bạn nên xem lại bài hướng dẫn cài đặt và sử dụng Xampp Server mà mình đã viết, còn nếu bạn có rồi thì mình tiếp tục, các bạn sẽ tạo database theo như hình sau:
Chọn tab là Database, đặt tên cho cơ sở dữ liệu và chọn kiểu là utf8_unicode_ci hoặc utf8_general_ci để có thể đánh chữ và lưu bằng tiếng việt nhé.
Sau đó vào tab SQL, chạy đoạn script sau để tạo bảng members, gồm các thông tin sau: id, username, password, email.
PHP và MySQL tuy cùng nằm trong 1 gói LAMP, nhưng để cho chúng liên kết được trong ứng dụng web thì ta phải có câu lệnh để kết nối chúng lại. PHP cung cấp cho chúng ta phương thức để kết nối làmysql_connect("server", "username", "password") với 3 tham số cơ bản là tên server, username và password để kết nối đến server .
1
2
3
4
5
| $con = mysql_connect( "localhost" , "root" , "" ); if (! $con ) { die ( 'Không thể connect đến database: ' . mysql_error()); } |
Mặc định password trong xampp hoặc wamp khi cài đặt là rỗng. Với dòng lệnh trên nếu kết nối không thành công thì sẽ có thông báo cho chúng ta. Kế tiếp sau khi kết nối đến database thành công thì ta sẽ chọn 1 database cần kết nối để làm việc, ta sẽ dùng hàm mysql_select_db("ten-database","chuoi-ket-noi") như sau:
1
| mysql_select_db( "2cwebvn_demo" , $con ) or die ( "Không chọn được database" ); |
Cũng nên lưu ý với các bạn, các lệnh kết nối trên thường xuyên sử dụng, do đó mình khuyên các bạn nên để vào 1 tập tin nào đó, chẳng hạn như dbconnect.php sau này cần thì chỉ việc dùng lệnh include(dbconnect.php);
Sau khi kết nối đến database thành công thì ta có thể sử dụng nó như thế nào cũng được, bạn có thể tạo bảng, thêm dữ liệu mới vào bảng,... Còn ở đây mình sẽ lấy dữ liệu lên và hiển thị dữ liệu ra một table, mình làm như sau:
Ở trên mình sử dụng lệnh mysql_query() để lấy dữ liệu và trả về kết quả cho biến $result, sau khi có kết quả mình dùng vòng lặp while để hiển thị kết quả. Sau khi thao tác với database xong ta nên đóng kết nối lại cho đừng tốn tài nguyên hệ thống.
1
| mysql_close( $con ); |
Và đoạn code cuối cùng của mình sẽ như sau:
Và đây là kết quả:
Bạn có thích bài hướng dẫn này không? Nếu có hãy giúp mình like bài viết này nhé hoặc bạn có thể chia sẽ bài này đến những người mà bạn nghĩ họ quan tâm, xin cảm ơn!
Mọi ý kiến thắc mắc hay đóng góp xin gởi về cho chúng tôi bằng form bình luận bên dưới, xin chúc các bạn thành công!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét