Trước hết chúng ta phải thiết kế và xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu ứng với từng lệnh bên dưới (xem lại bàingôn ngữ SQL và MYSQL Căn Bản) sau đó mới tiến hành triển khai lập trình.
Vậy là chúng ta đã có cơ sở dữ liệu như mô hình trên. Tiếp đến chúng ta tạo file login.php và thiết kế Form HTML để có màn hình đăng nhập khi người dùng truy cập.
Tiếp đến chúng ta tiến hành kiểm tra dữ liệu từ form
Đoạn code ở trên sẽ kiểm tra xem người dùng có tiến hành nhấn nút đăng nhập hay không. Và nếu có thì chúng ta sẽ xét tiếp tình trạng người dùng có để trống các ô username và password hay không. Nếu có chúng ta sẽ thông báo lỗi ở bên trên form, để người sử dụng tiến hành nhập liệu. Vì phiên bản PHP 5.3 trở lên sẽ yêu cầu ta khai báo biến trước khi sử dụng. Vì thế mặc định ban đầu ta khởi tạo 2 biến $u và $p mang giá trị là rỗng.
Kế đến chúng ta kiểm tra xem có tồn tại hai biến $u và $p (chỉ khi người dùng đăng nhập thành công thì mới có thể tạo ra 2 biến đó). Tiếp đến chúng ta tiến hành kết nối cơ sở dữ liệu (xem lại bài kết hợp PHP & MYSQL trong ứng dụng web).
Và tiến hành kiểm tra xem username và password người sử dụng vừa nhập có trùng khớp với thông tin có trong cơ sở dữ liệu hay không ?. Nếu không thì chúng ta sẽ báo lỗi ngay. Ngược lại sẽ tiến hành lấy dữ liệu từ bảng và gán vào session. Để có thể quản lý phiên làm việc một cách hiệu quả trên mọi trang của khu vực admin (xem lại bài khái niệm cơ bản về cookie và session).
Như vậy code hoàn chỉnh cho ứng dụng (file login.php) này là như sau:
Trân Trọng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét