Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm 2012, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon đã gửi đi thông điệp tới toàn thể nhân loại:
“Tuổi thọ cao: Định hướng cho tương lai”. Già hóa dân số nhanh chóng và tuổi thọ ngày càng tăng trên toàn thế giới là một biến đổi lớn lao nhất về xã hội, kinh tế và chính trị của thời đại chúng ta. Sự thay đổi nhân khẩu học này sẽ ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Điều này làm cho chúng ta phải suy nghĩ lại xem mỗi cá nhân cần phải sống, làm việc, lập kế hoạch và học tập như thế nào trong cuộc đời của mình và mỗi xã hội cần phải quản lý xã hội của mình như thế nào”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói. Ông cũng nhấn mạnh “Tuổi thọ cao là thành tựu của nền y tế công cộng, chứ không phải là trở ngại về xã hội hay kinh tế”.
Trên thế giới hiện nay, cứ 1 giây có 2 người vừa bước vào tuổi 60 tròn tức là trung bình mỗi năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Trung bình cứ 9 người trên trái đất có 1 người là từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ 5 người sẽ có một người 60 tuổi trở lên.
Già hoá dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với các tốc độ khác nhau. Trong đó, tốc độ gia tăng nhanh nhất là ở các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu người già là các nước đang phát triển.
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự báo con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người. Tuy nhiên, tỷ trọng nhóm dân số 60+ (trong tổng dân số) có sự khác biệt lớn giữa các vùng trên thế giới như năm 2012 như châu Phi có 6%, trong khi con số này ở Nam Mỹ: 19% và châu Âu: 22%. Đến năm 2050, tất cả các khu vực tỷ trọng này đều trên 24%, trừ châu Phi.
|
Dự báo tỷ trọng dân số 60+ của các khu vực trên thế giới năm 2050 |
Đọc thêm »
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét