Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.
Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).
- Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.
- Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.
- Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân
Điều trị tại chỗ
- Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.
- Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.
- Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.
- Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.
Điều trị toàn thân
- Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…
- Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.
(Theo BV Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét