Sỏi thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và có tần suất tăng dần theo tuổi. Tỉ lệ sỏi túi mật ở nữ giới gấp đôi so với nam giới, nhưng tuổi càng lớn tỉ lệ này càng giảm.
Sỏi túi mật là kết quả của tình trạng “quá bão hoà” của một trong ba thành phần sau của dịch mật: cholesterol, sắc tố mật, muối can-xi trong dịch mật. Nguyên nhân của tình trạng quá bão hoà này hiện nay vẫn chưa được hiểu tường tận, nhưng có điều chắc chắn rằng sự hình thành sỏi túi mật có liên quan đến sự ứ đọng dịch mật và sự hiện diện của vi trùng trong dịch mật.
10% BN bị sỏi túi mật có sỏi đường mật phối hợp
Về thành phần, sỏi túi mật được phân thành ba loại: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp. Sỏi sắc tố mật có thể là sỏi đen hay nâu. Sỏi sắc tố đen là hậu quả của tình trạng tán huyết mãn và chỉ hiện diện ở túi mật. Sỏi sắc tố nâu có liên quan đến nhiễm trùng dịch mật và thường hiện diện trong cả túi mật và đường mật.
Ở các nước Âu-Mỹ, phần lớn sỏi túi mật là sỏi cholesterol (70-80%), tuy nhiên sỏi cholesterol đơn thuần chỉ chiếm 10%. Ở Việt nam, tỉ lệ sỏi cholesterol, sỏi sắc tố (nâu) và sỏi hỗn hợp là tương đương nhau.
Các yếu tố nguy cơ và điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi túi mật:
- Nữ giới
- Thai kỳ, sử dụng thuốc ngừa thai
- Tán huyết, bệnh lý gan (sỏi sắc tố đen)
- Tuổi tác càng lớn tỉ lệ sỏi túi mật càng cao
- Dịch mật bị ứ đọng/cô đặc (nhịn đói hay nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch kéo dài)
- Cắt đoạn hồi tràng
- Sỏi túi mật có thể “chung sống hoà bình” trong một thời gian. Phần lớn BN sỏi túi mật không có triệu chứng. Nguy cơ xuất hiện triệu chứng sẽ tăng 1-2% mỗi năm (10% sau 10 năm, 20% sau 20 năm). Sỏi kẹt ở cổ hay ống túi mật, gây ra các cơn đau quặn mật. Rớt xuống ống mật chủ (gây viêm đường mật), kẹt ở Oddi (gây viêm tuỵ cấp)
- Dò vào đường tiêu hoá, gây tắc ruột do sỏi mật. Vị trí dò thường gặp nhất là tá tràng. Sỏi túi mật làm cho túi mật viêm mãn và dính vào tá tràng. Lâu ngày sỏi bào mòn thành túi mật và tá tràng, gây dò túi mật-tá tràng.
Sỏi theo đường dò rớt vào lòng tá tràng, theo nhu động ruột di chuyển xuống dưới và mắc kẹt ở đoạn cuối hồi tràng, nơi mà ruột non có khẩu kính nhỏ nhất.
Biến chứng
Viêm túi mật mãn: túi mật co nhỏ, xơ hoá, lắng đọng can-xi và có sự thâm nhập các bạch cầu đơn nhân. Hầu hết các túi mật bị lắng đọng can-xi toàn bộ (túi mật sứ) bị ung thư phối hợp.
Viêm túi mật cấp là biến chứng nặng của sỏi túi mật. BN bị viêm túi mật cấp có tỉ lệ tử vong 4-5%. Túi mật cấp trãi qua ba giai đoạn: phù nề, nung mũ và hoại tử. Túi mật viêm phù nề có thể đáp ứng với điều trị nội khoa. Túi mật viêm mũ thường không đáp ứng.
Khi túi mật đã hoại tử, chỉ có một cách điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, nếu không, túi mật sẽ thủng, dẫn đến viêm phúc mạc mật và tử vong.
Tỉ lệ túi mật viêm cấp bị hoại tử/thủng là 10-15%. Trong thể viêm túi mật hoại thư sinh hơi, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 15%. Nguy cơ viêm mũ, viêm hoại tử và thủng túi mật sẽ tăng cao ở các đối tượng sau: BN tiểu đường, nam giới và viêm túi mật không do sỏi.
Viêm tuỵ cấp do sỏi mật: sỏi túi mật gây viêm tuỵ cấp thường là sỏi nhỏ. BN bị sỏi túi mật sẽ có nguy cơ bị viêm tuỵ cấp nếu túi mật có sỏi nhỏ, ống túi mật lớn. Nếu túi mật mất chức năng, nguy cơ viêm tuỵ cấp sẽ giảm.
Tắc ruột do sỏi mật: 10% các trường hợp viêm túi mật cấp là không do sỏi. Viêm túi mật cấp không do sỏi thường xảy ra ở những BN bị ứ đọng mật kéo dài (BN mắc các bệnh lý nội khoa, nhiễm trùng, chấn thương hay phẫu thuật nặng; BN nằm liệt giường; BN nhịn đói hay được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch kéo dài).
Các nguyên nhân khác của viêm túi mật cấp không do sỏi bao gồm: biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim), nhiễm salmonella, bệnh hồng cầu liềm, tiểu đường, nhiễm cytomegalovirus ở BN bị AIDS… Viêm túi mật cấp không do sỏi có tiên lượng nặng hơn nhiều so với viêm túi mật cấp do sỏi (tỉ lệ tử vong 10-50%).
BN bị sỏi túi mật có thể nhập viện với một trong các bệnh cảnh lâm sàng sau:
- Sỏi túi mật không triệu chứng
- Sỏi túi mật có triệu chứng (cơn đau quặn mật)
- Viêm túi mật cấp và các biến chứng
- Viêm túi mật mãn
- Viêm tuỵ cấp
Diễn tiến của sỏi túi mật
Rối loạn vận động đường mật được xem như là nguyên nhân của các cơn đau quặn mật ở BN không có sỏi mật.
(Theo Ngoaikhoalamsang)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét