Android là hệ điều hành mang đến sức mạnh, tính linh hoạt và hàng loạt tuỳ chỉnh cho người dùng. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến khách hàng đôi khi tự làm chậm chiếc điện thoại của mình mà không hề hay biết.
Không cho ứng dụng chạy dưới nền
Có một số phần mềm không chỉ chiếm dụng bộ nhớ mà chúng còn hoạt động ẩn ngay cả khi chưa được gọi, dẫn đến CPU phải làm việc vất vả hơn. Và bạn cần phải chỉnh sửa lại đôi chút bằng cách sử dụng menu Android Settings, cách thực hiện như sau: Từ màn hình chủ, nhấn Menu, chọn thẻ Settings, Applications và chọn Manage Applications. Tiếp tục nhấn vào thẻ Running và dừng các ứng dụng bạn muốn khi chọn Force Stop.
Gỡ bỏ các ứng dụng không dùng đến
Cách đơn giản nhất để tăng tốc điện thoại chính là bỏ đi các ứng dụng không cần thiết. Điều này dựa trên nguyên tắc rằng máy càng còn ít bộ nhớ thì hệ thống hoạt động càng chậm. Để tiến hành, bạn vào MyApps, tìm ứng dụng và chọn Uninstall. Hoặc, bạn cũng có thể xoá chúng từ Android Settings, chọn Applications rồi đến Manage Applications, chọn ứng dụng muốn bỏ và nhấn Uninstall.
Xóa bộ nhớ Cache
Việc xóa bộ nhớ cache từ các ứng dụng và trình duyệt sẽ giúp bạn loại bỏ các tập tin đã được
cài đặt sẵn nhưng không còn sử dụng nữa. Để xóa bỏ bộ nhớ cache của một ứng dụng, mở menu Settings trên điện thoại và click vào Applications. Sau đó chọn Manage Applications và gõ vào ứng dụng mà đang gặp vấn đề.
Vô hiệu hoá Screen Animation, hình nền động
Nếu muốn chiếc smartphone Android của mình chạy mượt mà hơn, bạn cần phải hiểu rõ mình đang cần gì, tốc độ hay sự hào nhoáng bóng bẩy của giao diện người dùng? Vì thực tế, với những smartphone phổ thông, để có được giao diện đẹp đồng nghĩa với việc phải hao tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn.
Để góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho những phần cứng hạn chế, cách đơn giản nhất là tắt tính năng hình nền động (Live Wallpaper) cũng như các hiệu ứng động (Animation) khác trên màn hình như hiệu ứng menu động, mở khóa màn hình…
Chỉ cài đặt những ứng dụng cần thiết nhất
Ngoài cách tắt các hiệu ứng động như trên, để tăng tốc cho các thiết bị Android phần cứng thấp, người dùng chỉ nên cài đặt những ứng dụng cơ bản, thường dùng nhất. Bởi vì hầu hết các ứng dụng đều được cài đặt trên một bộ nhớ đặc biệt, tên gọi là ROM, vốn có dung lượng khá hạn chế và không có khả năng nâng cấp hay mở rộng thêm.
Bên cạnh đó, trước khi xuất xưởng, một số smartphone còn được hãng cài đặt sẵn một số ứng dụng của riêng mình, nên dung lượng ROM còn trống sẽ khá giới hạn. Việc cài đặt thêm nhiều ứng dụng vào ROM từ phía người dùng không chỉ làm lãng phí dung lượng lưu trữ mà còn góp phần làm giảm hiệu năng của thiết bị.
Di chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ
Hiện tại, một số ứng dụng tích hợp sẵn tính năng “App2SD” cho phép di chuyển một phần “nội dung” của ứng dụng đến thẻ nhớ rời để giải phóng dung lượng ROM trên smartphone.
Tuy vậy, không phải hầu hết mọi ứng dụng đều có thể dễ dàng di chuyển sang thẻ nhớ. Với trường hợp ngoại lệ này, bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí DroidSail Super App2SD để di chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ một cách dễ dàng.
Cài đặt một bản ROM khác
Với những smartphone đã được
root, việc cài đặt một bản ROM đã được chỉnh sửa và loại bỏ bớt các thành phần dư thừa cũng góp phần cải thiện tốc độ và hiệu năng của thiết bị. Tuy nhiên, việc cập nhật một bản ROM khác cho smartphone đòi hỏi sự tìm hiểu tỷ mỷ và cẩn thận từ phía người dùng. Hiện tại, có khá nhiều diễn đàn chuyên cung cấp ROM trên Internet, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên tham khảo những bản ROM đã được kiểm tra kỹ lưỡng và lựa chọn những “tên tuổi” uy tín
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét