Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số.
Cho đến nay chưa có một phương pháp nào đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều thuốc mới đã được áp dụng để điều trị toàn thân và tại chỗ có tác dụng rất tốt, bệnh ổn định lâu dài.
Điều trị tại chỗ
+ Mỡ Salicylé 2%, 3%, 5% có tác dụng bong vẩy, bạt sừng.
+ Mỡ Corticoid : Eumovate, Diprosalic, … có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh.Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm.
+ Mỡ có vitamin A axit như: differin, isotrex, erylick… có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.
Điều trị toàn thân
+ Vitamin A axit: soritane, tigasone…
+ Methotrexate.
+ Cyclosporin…
Các thuốc này có tác dụng rất tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận … Vì vậy cần được chỉ định đúng và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
- Corticoid và bệnh vẩy nến: Các Corticoid dùng đường uống ( prednisolone, medrol…) hoặc tiêm tĩnh mạch ( methylprednisolone) đều có tác dụng tốt, nhanh. Nhưng chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt trong một thời gian ngắn và phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lạm dụng dùng liều cao kéo dài bệnh sẽ tái phát nặng và có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng.
Trị liệu bằng ánh sáng (Phototherapy)
Có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng cho kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh.
Đặc biệt hiện nay phương pháp PUVA (Psoralene Ultraviolet A) đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau và có kết quả rất khả quan.
Phương pháp sinh học (Biotherapy)
Trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: efanecept, alefacept, efalizumab… Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, úc… đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và có một số tác dụng phụ nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét