Những người khốn khổ - Tác giả: Victor Hugo
28 thg 6, 2012
Những người khốn khổ
Tác giả: Victor HugoNước: PhápNgôn ngữ: tiếng PhápThể loại: tiểu thuyếtNhà xuất bản: A. Lacroix, Verboeckhoven & Ce.Phát hành: 1862Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình".Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).Nội dungBản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.10 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, bọn họ dẫn đầu một băng trộm đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến chơi. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, không rõ là vì ông muốn bảo vệ hay giết Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.Marius và Cosette cưới nhau. Valjean đã mất niềm vui duy nhất của cuộc sống cuối đời vì bây giờ Cosette đã không còn cần đến ông nữa. Cosette bị Marius thuyết phục tránh xa Valjean vì anh cho rằng ông là người có đạo đức tồi. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean nhưng tất cả đã muộn. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể của cô. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.Nhân vật• Jean Valjean (hay ông Madeleine): Một anh thanh niên nghèo phải ăn cắp bánh mỳ về cho gia đình đang chết đói. Anh bị kết án khổ sai và chỉ được thả sau 19 năm ngồi tù nhưng phải mang giấy thông hàng màu vàng của người đã từng có tiền án. Cuộc đời Valjean thay đổi sau khi gặp giám mục Myriel, anh hủy giấy thông hành và quyết định làm lại cuộc đời. Valjean có người con gái nuôi là Cosette. • Linh mục Myriel (hay quý ngài Bienvenue): Một linh mục già tốt bụng, người đã giúp cho Valjean nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời và làm lại nó. • Javert: Viên thanh tra cảnh sát bị ám ảnh bởi việc phải bắt bằng được Valjean nhưng luôn vồ hụt con mồi. Cuối cùng thì Valjean cũng có cơ hội giết ông ta nhưng lại thả cho Javert đi. Sau đó Javert đồng ý để Valjean trốn thoát, không chịu nổi việc một kẻ phạm tội lại làm ơn với mình và bản thân lại thả tên tội phạm đã truy lùng bấy lâu, Javert tự tử. • Fantine: Công nhân trong công xưởng của ông Madeleine nhưng bị đốc công đuổi việc một cách vô lý. Cô phải hành nghề mãi dâm để có tiền nuôi con gái Cosette. Cuối cùng Fantine chết vì bệnh lao mà chưa kịp nhìn thấy mặt con. • Eponine: Con gái của Thenardier. Cô yêu say đắm Marius. Sau khi chuyển một bức thư của Marius cho Cosette, cô bị bắn chết. Trong vở nhạc kịch, Eponine là người đã đưa Jean Valjean lên thiên đường. • Cosette: Con gái của Fantine, cô được Jean Valjean nuôi dưỡng sau khi mẹ chết. Cô yêu Marius Pontmercy và cưới anh ở cuối tiểu thuyết. • Marius Pontmercy: Anh sinh viên tham gia khởi nghĩa, người yêu và sau đó là chồng của Cosette. • Vợ chồng nhà Thénardier: Gia đình chủ quán trọ độc ác, nơi Cosette sống khi còn nhỏ. • Gavroche: Con trai của Thenardiers, tham gia và chết trong cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832. • Enjolras: Lãnh đạo của nhóm "Những người bạn của ABC", tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832.Quá trình sáng tácBối cảnh ra đờiQuan tâm sâu sắc tới mối quan hệ giữa công lý xã hội và phẩm giá con người, từ năm 1829 Victor Hugo đã viết tiểu thuyết Le Dernier Jour d'un condamné (nghĩa là "Ngày phán xử cuối"), một tác phẩm độc thoại và bào chữa chống lại án tử hình. Tiếp đó năm 1834 ông viết tác phẩm Claude Gueux cũng về mối quan hệ giữa công lý và con người. Năm 1845, ông bắt đầu viết một phần của tiểu thuyết mà Hugo dự định đặt tên là Les Misères (Những cảnh khốn cùng). Ông ngừng viết tiểu thuyết này vào tháng 2 năm 1848 nhưng cùng thời kỳ đó lại viết một tác phẩm khác có tên Discours sur la misère (Chuyên khảo về sự khốn cùng - 1849).Trong thời gian phải đi tị nạn, sau khi hoàn thành tác phẩm Contemplations năm 1856 và la Légende des siècles năm 1859, Victor Hugo bắt đầu viết hoàn chỉnh tiểu thuyết Les Miserables và xuất bản nó vào năm 1862.Động cơNhững người khốn khổ vừa là một tiểu thuyết hiện thực, vừa là một tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết xã hội và cũng là một bài ca về tình yêu.Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết, Những người khốn khổ đã miêu tả cả một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ 19.Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterloo, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Jean Valjean. Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác bên trong Jean Valjean, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Javert trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người.Những người khốn khổ cũng là tác phẩm ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối với các con chiên của linh mục Myriel, tình yêu tuyệt vọng của Fantine và Éponine, tình phụ tử của Jean Valjean với Cosette. Bên cạnh đó, Những người khốn khổ cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm. Để nuôi dưỡng Cossette, Fantine đã chọn cách kiếm được nhiều tiền nhất có thể: làm điếm, những nhân vật này không chỉ là sản phẩm của thuần túy trí tưởng tượng. Ông là nhà văn có ham muốn tình dục mạnh mẽ và biết thỏa mãn nhu cầu của mình bằng rất nhiều cuộc tình với những phụ nữ khác nhau.Tuy nhiên động cơ chính của Hugo khi viết tác phẩm là muốn biến nó thành một bản biện hộ xã hội. "Nếu những người bất hạnh và những kẻ tội phạm bị coi là giống nhau, thì đó là lỗi của ai?". Theo Victor Hugo, đó là lỗi của sự khốn cùng, sự thờ ơ và của một chế độ chỉ biết trấn áp mà không biết thương xót. Là người theo chủ nghĩa lý tưởng, Victor Hugo tin rằng sự dạy dỗ, kèm cặp và tôn trọng từng cá nhân là những vũ khí duy nhất của xã hội để tránh cho những người bất hạnh trở thành tội phạm. Những ý tưởng đó có thể tóm tắt bằng lời tựa của Victor Hugo trong Những người khốn khổ:"Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích."Đón nhận của độc giảHai phần đầu của tác phẩm được phát hành ngày 3 tháng 4 năm 1862 với sự quảng cáo rầm rộ bằng các đoạn trích đăng trên các tờ báo và những lời ca ngợi của giới phê bình[4]. Các phần tiếp theo được xuất bản ngày 15 tháng 5 năm 1862. Vào thời điểm đó, Victor Hugo được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Pháp thế kỷ 19 và công chúng luôn chờ đón những tiểu thuyết mới của ông.Phản ứng của giới phê bình là khác nhau, nhiều người cho rằng tác phẩm chỉ ở mức bình thường, số khác cho rằng tác phẩm rất cảm động, số nữa lại cho tác phẩm quá ưu ái với những người cách mạng[5]. Anh em Goncourt biểu lộ sự thất vọng khi cho rằng tác phẩm quá hời hợt và giả dối[6]. Gustave Flaubert thì cho rằng chẳng tìm đâu ra chân lý hay tầm quan trọng từ Những người khốn khổ[7]. Charles Baudelaire thì tuy ca ngợi tiểu thuyết của Vitor Hugo[8] trên báo chí nhưng ý kiến cá nhân của ông đây lại là một tiểu thuyết rất dở.Tuy vậy, cuốn sách vẫn thu hút được rất đông độc giả và được dịch sang nhiều thứ tiếng khác ngay từ khi mới xuất bản.Chuyển thểNhững người khốn khổ là tác phẩm rất nổi tiếng và đã được chuyển thể rất nhiều lần một phần hoặc toàn bộ tiểu thuyết ra các ngôn ngữ khác ( một trong số đó là bản dịch "Những người cùng khổ" và "Những người khốn nạn"), thành các tác phẩm sân khấu và điện ảnh.
Tags:
Lớp 11,
Văn học,
Văn Học 11
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét