Màu sắc cổ điển trong bài Chiều Tối
28 thg 6, 2012
"Mộ" là bài thơ có sự kết hợp một cách tự nhiên giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.
Điều đó được thể hiện qua việc Bác đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp vào cảnh chiều tối man mác buồn nhưng không mang sắc thái buồn như thơ xưa mà có gì đó mênh mông và đầm ấm.
Nói tóm thôi.
Hai câu đầu là hình ảnh chiều tối nơi xóm núi gợi buồn, một nỗi buồn mơn man. "Cánh chim","áng mây","chim bay về rừng tìm chốn ngủ",... Tất cả những yếu tố trên chứng tỏ nhà thơ dường như đã quên đi cảnh ngộ của mình để chia sẻ, để rung cảm với vạn vật thay vì phải buồn, phải than thở. Người tù trong hai câu thơ đầu có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha. Bằng bút pháp chấm phá cổ điển của thơ Đường, nhà thơ đã vẽ nên một cảnh thiên nhiên về chiều đẹp nhưng buồn. Đó là sự đồng cảm của tâm hồn tác giả với vạn vật.
Bài thơ chuyển từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh sinh hoạt của con người một cách tự nhiên. Hình ảnh "cô em xóm núi xay ngô tối" thể hiện sự quan tâm gắn bó của tác giả đối với người lao động. Điệp từ "bao túc ma-ma bao túc" diễn tả được vòng quay của cối xay ngô làm cho câu thơ đầy tính tạo hình. Chỉ với một chữ "hồng" (lò than rực hồng) nhưng người đọc lại cảm thấy như mất đi cảm giác mệt mỏi nặng nề. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác, niềm lạc quan tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng của một người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.
ST
Tags:
Lớp 11,
Văn học,
Văn Học 11
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét