“Kẻ sĩ phải có chí khí rộng rãi và cương nghị... Đã làm điều phải thì phải làm cho đến chết mới thôi, con đường như vậy không phải là xa sao?”
Luận Ngữ.
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bàn luận về vấn dề trên?
I. Mở bài.Chí khí của kẻ sĩ – người có học rộng tài cao – luôn là một vấn đề quan trọng từ xưa đến nay. Một yêu cầu nữa của kẻ sĩ là phải cương nghị, đã nói thì phải làm, đã làm thì phải làm cho đến khi hoàn thành. Đó là mọt con đường không phải ai cũng đi đến đích của nó. Vì thế sách Luận Ngữ có dạy rằng: “Kẻ sĩ phải có chí khí rộng rãi và cương nghị... Đã làm điều phải thì phải làm cho đến chết mới thôi, con đường như vậy không phải là xa sao?”. Chúng ta hãy cùng bàn luận về vấn đề này!II. Thân bài.
1. Giải thích- Kẻ sĩ phải có chí khí rộng rãi và cương nghị: có nghĩa là yêu cầu cần thiết của kẻ sĩ – người có trình độ học vấn cao – là phải có chí khí lớn lao, rộng khắp và phải có lòng cương nghị – nghĩa là phải cứng rắn trong việc thực hiện đạo lí, phải giữ cho được khí phách của mình, nhất là trong việc đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái sai trái,...- Đã làm điều phải thì phải làm cho đến chết mới thôi: có nghĩa là khi đã làm những điều phải, điều đúng, thực thi công lí,... thì phải làm cho đến khi chết mới thôi, không được bỏ dở giữa đường.- Con đường như vậy không phải là xa sao?: có nghĩa là kẻ sĩ luôn có chí khí lớn lao và kiên định trên con đường đã chọn, khi làm những điều phải để chống lại những điều sai trái, bất công thì phải làm cho đến cùng. Đó là một con đường xa dài, không phải ai cũng đi đến đích cuối cùng được – tức là cho đến chết.2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.Đã là một kẻ sĩ học rộng tài cao thì bao giờ những con người ấy cũng có chí khí mạnh mẽ rộng lớn, tinh thần cương nghị cao. Họ là những người thực thi công lí, thực thi lẽ phải để chống lại, tiêu diệt cái xấu, sự bất công ngang trái ở đời. Và những kẻ sĩ ấy một khi đã làm những điều ấy thì sẽ làm cho đến cùng, cho dù con đường có khó khăn, xa xôi cách trở đến đâu đi chăng nữa.- Có nhiều người ban đầu cũng là một kẻ sĩ, có chí khí, có lòng cương nghị, đã thực hiện lẽ phải nhưng trong quá trình ấy đã bị tiền bạc, danh vọng, địa vị, quyền lực,... làm cho thay đổi, rẽ sang một con đường khác. Con đường công chính đã đứt đoạn. Như thế con đường kiên định là một kẻ sĩ học rộng tài cao, thực thi công lí, dẹp bằng mọi bất công ngang trái là quá xa đối với họ, có thể nói là không bao giờ đi đến cùng được.b. Chứng minh.+ Trong văn học chúng ta đã có nhiều những tấm gương về người có chí khí mạnh mẽ lớn lao, họ theo đuổi sự nghiệp cứu dân, giúp nước như: Nguuyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... Đúng như lời thơ của Nguyễn Công Trứ:Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông.+ Trong những câu chuyện kể về những chiến sĩ cách mạng, công an,... đã đấu tranh với những cái xấu, cái ác, bất công ngang trái đến cùng để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân,...c. Bình luận.Ngày nay có nhiều quan chức cấp cao – kẻ sĩ - đã không thực hiện được những yêu cầu trên, sa ngã vào con đường tội lỗi sai trái, thực hiện những điều bất công ngang trái,... chúng ta thường thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng.3. Mở rộng.
III. Kết bài.- Khẳng định tư tưởng đúng đắn, có ý nghĩa giáo dục, sự tác động đến thế hệ trẻ.- Bài học bản thân, xã hội.(Sưu tầm)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét