Nói Tân dược là để chỉ thuốc men mà thày thuốc học theo y lý phương tây dùng phòng và chữa bệnh.
Nói thuốc men là từ rộng ,từ rộng bởi là có phần thuốc và phần men - phần chất vi lượng và nay mở rộng cả ra từ thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm có chứa chất đặc biệt như vitamin, các loại muối khoáng: đồng, chì, nhôm, kẽm, sắt, Ca, P,… có lợi cho cơ thể nói chung hay cho riêng một chức năng của cơ thể, như chống mệt mỏi, tăng trọng , giảm béo, điều hoà huyết áp, chống loãng xương… Nhờ có thuốc men hàng triệu người được cứu sống, tăng sức khoẻ, hàng triệu người bớt mắc bệnh hiểm nghèo, kéo dài tuổi thọ, hàng triệu bà mẹ và trẻ sơ sinh dược cứu sống. Bởi thuốc đã được nghiên cứu qua thực nghiệm và lâm sàng.
Vừa qua báo chí đăng một số bài về Đông dược, nào là thuốc rút hết chất, nào là thuốc xông diêm sinh, thuốc chỉ còn là rác – Cũng gây hoang mang cho nhiều người, nhân dịp này cũng xin có đôi lời về Đông dược.
Đông dược được hiểu là thuốc để các thầy thuốc Đông y dùng để phòng và chữa bệnh. Từ khi sinh ra con người , để bảo tồn nòi giống con người đã phát hiện ra cây gì, quả gì, con gì, làm tăng sức khoẻ, thứ gì làm hại sức khoẻ qua quá trình sống và đúc kết truyền từ đời trước qua đời sau, lúc chưa có chữ viết thì truyền miệng – Khi có chữ viết thì truyền bằng sách ghi chép mô tả - Mỗi đời sau lại bổ sung cho chi tiết hoàn chỉnh hơn cả về lý luận và thực tiễn. Như vậy có thể hiểu Đông dược có từ 3 nguồn: Từ thảo mộc: Cây cỏ hoa lá. Từ động vật: Xương thịt, phủ tạng động vật và Khoáng chất: như mang tiêu, chu sa, thạch tín…
Từ thực tiễn cuộc sống hàng ngàn đời đã sử dụng và truyền lại cho đến bây giờ - Còn Tân dược được nghiên cứu từ thực nghiệm để hình thành thuốc men.
Nhưng lại có thông tin thể hiện hạn chế của người đưa tin như Đông dược xông diêm sinh(lưu huỳnh - S)- Thực ra người xưa đã biết dùng diêm sinh làm thuốc trợ dương – làm thuốc chữa bệnh ngoài da từ hàng ngàn năm rồi. Một số dược liệu bắt buộc phải dùng diêm sinh để chống mốc mọt.
Diêm sinh (Lưu huỳnh - S) là một á kim có khả năng thăng hoa và bán huỷ nhanh. Như vậy xông diêm sinh cho một số vị thuốc theo quy định là đúng không gây độc cho người bệnh - Việc này khác rất xa với việc phun thuốc sâu trên hoa quả hay ngâm focmon vào bánh phở, nước mắm có ure, nước tương có chất 3MPD gây ung thư….
Có một điều nhiều người không để ý là – Tây y có hệ thống đào tạo - Muốn làm y tá phải học 2-5 năm, và làm bác sỹ bắt buộc học 6-8 năm, ông bà lang tự học, học trong trường đời, học trong gia đình, rồi tự làm thành quen, sau 5-7 năm cảm thấy mình có kinh nghiệm, có người tự nhận mình là thần y. Còn người buôn dược liệu, cũng tự học tự làm, lâu dần thành quen. Sau nhiều năm cho mình là có kinh nghiệm, kinh nghiệm đó đúng hay sai thế nào có ai chỉ ra đâu. Người mua và hành nghề đông y biết về đông dược không nhiều, chỉ biết tên mà không biết mặt vị thuốc nên người bán bảo đó là Khương hoạt thì mua là khương hoạt, người bán bảo đây là uất kim thì mua về dùng là uất kim… Vị thuốc đó đúng hay sai ai chịu trách nhiệm? Viên Tanakan để tăng tuần hoàn não thì là lá bạch quả hay hạt bạch quả?
Trong triết học Phương Đông có học thuyết âm dương - Học thuyết chỉ ra cái gì cũng có 2 mặt: đỏ và đen, sáng và tối, nóng và lạnh…
Đông dược trước hết là cây cỏ- Có loại ở nước ta tự khai thác hay dân ta phải trồng, có loại ta phải nhập. Có hàng vạn người bán và hàng triệu người mua như vậy không phải người bán là xấu cả, Đông dược là rác cả. Khi nâng chén trà xuân, khi tĩnh tâm ngắm cành đào hay nhành mai vàng, nhìn thược dược nở xoè rực rỡ, đoá trà mi chúm chím – Hãy cùng suy ngẫm: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về sử dụng thuốc nam và thuốc Bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cần chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc đông và thuốc tây - Chủ tịch Hồ Chí Minh 27/2/1957, và câu đại ý: Các thấy thuốc tây y cũng phải học đông y, các ông lang cũng phải học tây y”. Nên làm gì cũng vậy nếu có học, có hiểu biết chắc chắn sẽ đỡ khổ cho người dân bị bệnh. Đông dược là rác, kết luận này,, từ trên xuống dưới bao nhiêu người phải chịu trách nhiệm trước dân đây?
PGS-TS. Dương trọng Hiếu
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét